Thương Hiệu riêng - Định nghĩa của thương hiệu

Thương Hiệu riêng - Định nghĩa của thương hiệu

Theo Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO)

Mặc dù thuật ngữ “thương hiệu” đôi khi được sử dụng như một từ đồng nghĩa của “nhãn hiệu” trong lĩnh vực thương mại, nhưng nó thường được sử dụng theo nghĩa rộng hơn bao gồm sự kết hợp của các yếu tố hữu hình và vô hình, chẳng hạn như một nhãn hiệu, một thiết kế, biểu tượng, hình ảnh thương mại, khái niệm, ảnh và danh tiếng mà các yếu tố đó liên quan tới các sản phẩm dịch vụ cụ thể. Một số chuyên gia coi bản thân hàng hóa hoặc dịch vụ là một phần của thương hiệu.

Thành phần của thương hiệu

Phần biểu tượng

Là phần không đọc được, chỉ có thể nhận diện bằng mắt. Biểu tượng mà các doanh nghiệp lựa chọn thường là hình ảnh đã được

Thương hiệu là gì? Điều gì tạo nên thương hiệu của một doanh nghiệp?

Tên gọi

Thường là tên thương mại hoặc tên viết tắt của doanh nghiệp.Phần tên gọi giúp khách hàng dễ dàng giới thiệu thương hiệu tới người khác.

Ví dụ: Viettel; Vinaphone; FPT,…

Một logo có thể chỉ bao gồm biểu tượng, nhưng cũng có thể bao gồm cả tên công ty. Doanh nghiệp có thể đăng ký bảo hộ logo như một nhãn hiệu.

Khẩu hiệu

Là một câu nói ngắn gọn thể hiện khát vọng, tôn chỉ hoặc là sự khẳng định, cam kết của doanh nghiệp với người tiêu dùng.

Slogan là gì và vai trò của slogan với một thương hiệu? - Bstyle.vn

 

Những slogan hay nhất luôn thuộc về những doanh nghiệp hàng đầu

Màu sắc và thiết kế

Cùng với logo, việc kết hợp các màu sắc hoặc sử dụng hình dáng thiết kế đặc biệt cũng giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết thương hiệu. Do đó, hầu như các doanh nghiệp đều tận dụng triệt để 2 yếu tố này. Ví dụ:

                                Màu sắc của hai kình địch hàng đầu thế giới: Pepsi vs Coca

Ngoài màu sắc, những ấn phẩm thiết kế như catalogue, card visit, profile cũng là những phương pháp định vị và tạo dựng thương hiệu vô cùng hiệu quả. Một cuốn catalogue sản phẩm với hình ảnh của thương hiệu sẽ tạo sức bật cho thương hiệu của doanh nghiệp bạn. 

Điều gì tạo nên thương hiệu

  • Số người biết đến;
  • Thị phần trong lĩnh vực kinh doanh;
  • Cảm nhận, niềm tin của mọi người về thương hiệu;
  • Khả năng tác động đến quyết định mua hàng;
  • Những thành tích, giải thưởng,…;

Điều gì tạo nên một thương hiệu uy tín

  • Sản phẩm tốt;
  • Dịch vụ tốt;
  • Chăm sóc khách hàng tốt;
  • Marketing, truyền thông, quảng bá tốt;
  • …v…v…

Dr Thương Hiệu