Xây dựng thương hiệu công ty là gì? 7 bước tạo dựng thương hiệu chuẩn

Xây dựng thương hiệu công ty là gì? 7 bước tạo dựng thương hiệu chuẩn
21/09/2024 11:06 AM 91 Lượt xem

    1. Xây dựng thương hiệu là gì?

    Xây dựng thương hiệu (Branding) là tất cả công việc công ty cần làm để xây dựng nên thương hiệu. Quá trình này gồm các hoạt động như lên kế hoạch phát triển thương hiệu, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu và tiếp thị thương hiệu. 

    Đặc biệt, việc xây dựng và phát triển thương hiệu có mục đích giúp khách hàng hiểu rõ hơn về thương hiệu từ sản phẩm/dịch vụ kinh doanh, tên thương hiệu, màu sắc chủ đạo, thông điệp truyền tải. Từ đó tăng độ nhận diện về thương hiệu, gia tăng khả năng chốt đơn và quay trở lại mua sắm. 

    Xây dựng thương hiệu là thuật ngữ để chỉ các công việc cần làm để phát triển hình ảnh thương

    Xây dựng thương hiệu là thuật ngữ để chỉ các công việc cần làm để phát triển hình ảnh thương hiệu như xây dựng chiến lược, bộ nhận diện, tiếp thị,...

    2. Tại sao cần xây dựng thương hiệu ?

    Việc có thương hiệu nổi bật sẽ giúp ghi dấu ấn trong lòng khách hàng, thúc đẩy họ đưa ra quyết định mua sắm, ngoài ra còn nhiều lợi ích khác như:

    2.1 Tạo dựng sự khác biệt 

    Màu sắc tương tự với các thương hiệu khác thì cần làm gì để tạo điểm nhấn giúp khách hàng nhớ đến sản phẩm và mua hàng? Đó chính là nhờ vào việc xây dựng thương hiệu. 

    Có thể thấy, việc xây dựng thương hiệu sẽ giúp công ty có bước đầu tiên trong việc tạo dựng nhận thức của khách hàng về thương hiệu (tên gọi, sản phẩm, bộ nhận diện thương hiệu - logo, màu sắc, tagline,...). Ngoài ra còn kích thích sự tò mò của khách hàng về thông tin sản phẩm, thương hiệu, giúp lưu giữ hình ảnh trong tâm trí khách hàng. Nhờ đó khi có nhu cầu mua sắm, thương hiệu của shop có thể trở thành lựa chọn đầu tiên của họ. 

    2.2 Nâng cao giá trị của thương hiệu

    Hình ảnh thương hiệu là một trong những yếu tố cốt lõi, ảnh hưởng đến danh tiếng, giá trị của thương hiệu. Như công ty có thể thấy, các thương hiệu lớn như Nike, Adidas, Alibaba, Apple, Channel,... bên cạnh chất lượng sản phẩm, họ đã bỏ ra thời gian dài để xây dựng thương hiệu, tạo được niềm tin và dấu ấn trong lòng khách hàng. Từ đó, các sản phẩm của thương hiệu lớn trên mới được nhiều người săn đón và yêu thích. Chính vì thế, việc xây dựng thương hiệu sẽ góp phần giúp tăng giá trị thương hiệu cũng như sản phẩm. 

    2.3 Xây dựng niềm tin với khách hàng

    Xây dựng thương hiệu là việc công ty lên chiến lược mang hình ảnh của thương hiệu đến gần hơn đối tượng khách hàng mục tiêu, kích thích họ mua sắm. Tuy nhiên, để hoàn tất chu trình mua hàng, khách hàng dựa trên sự tin tưởng, cảm hứng (nhu cầu, tâm lý của họ trong thời điểm đó) theo mức độ nhận thức về thương hiệu. Do đó việc xây dựng niềm tin thương hiệu đối với khách hàng là vô cùng quan trọng thông qua chất lượng sản phẩm, giải quyết khiếu nại nhanh chóng, phong cách làm việc chuyên nghiệp,...

    3. Những yếu tố quan trọng trong kế hoạch xây dựng thương hiệu

    Để thực hiện chiến lược phát triển thương hiệu thành công, các công ty không nên bỏ qua các yếu tố quan trọng sau:

    3.1 Bộ nhận diện thương hiệu

    Bộ nhận diện thương hiệu được hiểu là tập hợp các thành phần trực quan thể hiện ý tưởng của thương hiệu nhằm giúp khách hàng ghi nhớ, hiểu rõ và phân biệt được thương hiệu của công ty với các thương hiệu khác. Bên cạnh đó, đây còn là yếu tố giúp thương hiệu thể hiện giá trị cốt lõi và định hình phong cách thương hiệu, đồng thời truyền tải thông điệp nhất quán đến khách hàng. 

    3.2 Thông điệp và giá trị thương hiệu

    Trong quy trình xây dựng thương hiệu công ty ( nhãn hàng) , việc sáng tạo nên thông điệp và giá trị thương hiệu phù hợp với phong cách, định hướng kinh doanh lâu dài sẽ giúp thương hiệu giao tiếp dễ dàng với khách hàng, giúp họ hiểu rõ về thương hiệu. Yếu tố này đòi hỏi thương hiệu phải có thời gian lâu dài để sáng tạo, cải biến để phù hợp với sự thay đổi của thị trường, thị hiếu khách hàng. 

    Xây dựng câu chuyện thương hiệu là một trong những bước quan trọng shop không nên bỏ qua khi sáng

    Xây dựng câu chuyện thương hiệu là một trong những bước quan trọng công ty không nên bỏ qua khi sáng tạo thông điệp. 

    3.3 Các kênh truyền thông của doanh nghiệp

    Sau khi đã xây dựng được bộ nhận diện, thông điệp thì thương hiệu cần truyền thông đến khách hàng. Chính vì vậy, việc thành lập các kênh truyền thông chính thức của thương hiệu sẽ giúp truyền tải “đúng”, “đủ” thông điệp của thương hiệu đến khách hàng.

    4. Quy trình xây dựng thương hiệu chi tiết

    Dưới đây là các bước thực hiện chi tiết cách xây dựng thương hiệu mà công ty nên biết:

    4.1 Khảo sát, phân tích và đánh giá thị trường

    Việc hiểu rõ về thị trường giúp thương hiệu nắm được những điểm mạnh - yếu của thương hiệu, thị hiếu của thị trường, điểm nổi bật (tạo nên giá trị) của đối thủ. Từ đó góp phần tạo ra kế hoạch xây dựng thương hiệu phù hợp. Cùng tìm hiểu một số khía cạnh mà thương hiệu cần tập trung đánh giá và phân tích trong bước này: 

    • Nhu cầu của thị trường về sản phẩm thương hiệu có cao không. 
    • Sản phẩm của thương hiệu có phải thuộc thị trường ngách hay không. 
    • Phân tích thương hiệu cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, dịch vụ và một số chiến dịch truyền thông, tiếp thị nổi bật. 
    • Những đánh giá phản hồi của khách hàng về dịch vụ của đối thủ. 
    • Thông điệp và giá trị thương hiệu của đối thủ là gì.

    Sau khi thực hiện các phân tích trên, thương hiệu bắt đầu đưa ra những đánh giá về thương hiệu của mình về điểm mạnh và điểm yếu so với nhu cầu thị trường, đối thủ cạnh tranh. Từ đó tạo nên những điểm nổi bật (dấu ấn) của thương hiệu nhằm thu hút khách hàng. 

    4.2 Phân tích và xác định khách hàng mục tiêu

    Khách hàng mục tiêu là nhóm đối tượng người tiêu dùng phù hợp với phân khúc thị trường thương hiệu hướng đến. Theo đó, nhóm đối tượng này là những người có nhu cầu và sẵn sàng chi trả tiền để có được sản phẩm. Trường hợp khác, khách hàng mục tiêu là người đưa ra quyết định mua sắm nhưng không phải là người sử dụng sản phẩm trực tiếp, ví dụ như khách hàng mục tiêu là các mẹ bỉm sữa người ra quyết định mua các sản phẩm cho trẻ như quần áo, giày dép, sữa bỉm,...

    Việc xác định đúng khách hàng mục tiêu thông qua các yếu tố như nhân khẩu học (tuổi tác, giới tính, thu nhập, nơi sinh sống,...) giúp thương hiệu hình dung được chân dung khách hàng. Nhờ đó, các thông điệp truyền tải, sản phẩm của thương hiệu có thể đánh vào tâm lý của khách hàng, thúc đẩy họ quyết định mua sắm.

    4.3 Xây dựng nhận diện thương hiệu

    Khi có bộ nhận diện thương hiệu riêng sẽ giúp khách hàng nhận thức rõ về sự độc đáo, khác biệt, từ đó lựa chọn thương hiệu khi có nhu cầu. Đặc biệt, bộ nhận diện còn là yếu tố tạo ấn tượng đầu tiên cho khách hàng. Vì vậy, trong bộ nhận diện thương hiệu thường sẽ có logo, slogan/tagline, màu sắc chủ đạo của thương hiệu, bao bì, website, nhân vật đại diện (KOLs, Influencer,...),... 

    Một số lưu ý khi xây dựng bộ nhận diện thương hiệu đó là ý nghĩa và ứng dụng của logo; tagline/slogan dễ nhớ, thể hiện giá trị của thương hiệu; màu sắc phù hợp với thương hiệu.

    Cách xây dựng bộ nhận diện thương hiệu không quá khó khi shop đã phân tích thị trường, đối thủ

    Cách xây dựng bộ nhận diện thương hiệu không quá khó khi đã phân tích thị trường, đối thủ và tiềm năng của cửa hàng. 

    4.4  Đưa ra thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải

    Khách hàng cảm thấy thoải mái và có thiện cảm khi tiếp xúc với thương hiệu có thông điệp rõ ràng. Bởi thông điệp là công cụ giúp thương hiệu giao tiếp với khách hàng, thông điệp càng cụ thể, có ý nghĩa sẽ giúp khách hàng cảm nhận được rõ giá trị thương hiệu, chạm đúng nhu cầu và dễ quyết định mua hàng hơn. 

    Thông điệp thương hiệu truyền tải đến khách hàng trên nền tảng truyền thông thường dựa trên giá trị thương hiệu, mục tiêu từng chiến dịch truyền thông (mỗi chiến dịch sẽ có mục tiêu và ý nghĩa riêng), tinh hoa - lợi ích sản phẩm mang lại cho khách hàng,... 

    4.5 Xây dựng tính cách đại diện cho thương hiệu 

    Thương hiệu cũng được xem là một sự sáng tạo có “linh hồn” và nó đại diện hình ảnh cho một cửa hàng. Vì vậy, xây dựng tính cách thương hiệu là bước không thể thiếu trong chiến lược xây dựng thương hiệu. Theo đó, xây dựng tính cách đại diện là thông báo với khách hàng sứ mệnh và giá trị cốt lõi mà thương hiệu mang đến. Qua đó, khách hàng cảm nhận được sự thân thuộc, tạo lập sự tin tưởng đối với thương hiệu.

    Một số lưu ý mà thương hiệu nên biết khi xây dựng tính cách thương hiệu thông qua các nội dung truyền thông: 

    • Xem xét sử dụng đại từ nhân xưng, từ biểu tượng cho thương hiệu, ví dụ như thương hiệu Apple thường được người dùng gọi vui là “Táo”. 
    • Chia sẻ những hình ảnh, video hậu trường đằng sau những chiến dịch tiếp thị, truyền thông, sự kiện.
    • Chia sẻ những phản hồi thật về sản phẩm từ các khách hàng đã sử dụng. 
    • Sử dụng những tính từ phù hợp với cá tính của thương hiệu như phong cách chuyên nghiệp, trẻ trung, năng động,... 

    4.6 Tiến hành chiến lược quảng bá thương hiệu

    Bước tiếp theo trong xây dựng hình ảnh thương hiệu đó là thực hiện chiến lược quảng bá thương hiệu. Tại bước này, các chiến lược quảng bá cần theo sát, mang tính nhất quán với thông điệp mà thương hiệu đã đưa ra. Thông điệp của chiến lược quảng bá thương hiệu cần ngắn gọn, súc tích giúp thương hiệu khẳng định với khách hàng mình là ai, sản phẩm cung cấp là gì,... 

    Đặc biệt, khi quảng bá sản phẩm, thay vì nhấn mạnh vào sản phẩm thương hiệu hãy đưa trải nghiệm khách hàng lên trước (khách hàng nhận được gì khi sử dụng sản phẩm) hoặc các giá trị (lợi ích) sản phẩm mang đến. 

    Quảng bá thương hiệu thông qua thông điệp về sản phẩm (dịch vụ), câu chuyện thương hiệu,... với nhiều cách

    Quảng bá thương hiệu thông qua thông điệp về sản phẩm (dịch vụ), câu chuyện thương hiệu,... với nhiều cách thức khác nhau như  tiếp thị, truyền thông quảng cáo trên đa nền tảng.....( báo chím truyền hình, online, ofline.....).

    4.7 Tạo sự nhất quán thương hiệu trên các kênh truyền thông

    Các thông điệp của doanh nghiệp cần có tính nhất quán với sứ mệnh, giá trị đã đưa ra ngay từ lúc đầu. Điều này giúp thương hiệu tạo dựng sự chuyên nghiệp, khách hàng hiểu và dành sự tin tưởng cho sản phẩm của thương hiệu. Đặc biệt, tính nhất quán còn giúp khách hàng hiểu rõ hơn về thương hiệu, tránh sự nhầm lẫn, hiểu lầm về thông điệp về sản phẩm thương hiệu đưa ra.   

    5. Các xu hướng xây dựng thương hiệu thời đại 4.0

    Trong thời đại công nghệ phát triển, các thương hiệu nên xây dựng thương hiệu bắt kịp xu hướng phát triển thị trường. Từ đó tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả, tăng doanh thu ấn tượng. Dưới đây là một số xu hướng xây dựng thương hiệu được áp dụng phổ biến hiện nay: 

    • Social Media: Bao gồm nhiều cách thức quảng bá hình ảnh thương hiệu thông qua bài đăng, video, hình ảnh, xây dựng cộng đồng,... nhằm tương tác, cung cấp thông tin đến khách hàng. Nếu có chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội tốt sẽ giúp hình ảnh của thương hiệu lưu lại trong tâm trí của khách hàng, dần dần họ có thể trở thành khách hàng trung thành của thương hiệu.
    • Email Marketing: Là hình thức tiếp thị, truyền thông đến khách hàng thông qua hộp thư điện tử (Email). Nội dung của thư điện tử tiếp thị thường về thương hiệu, chương trình khuyến mãi, giới thiệu sản phẩm mới,... Các Email Marketing không chỉ giúp quảng bá về thương hiệu, chăm sóc khách hàng mới mà còn tăng tỷ lệ nhấp vào website của cửa hàng. 
    • Quảng cáo trả phí: Quảng cáo trên các nền tảng như Google, mạng xã hội, Youtube,... có trả phí giúp thương hiệu tăng phạm vi tiếp cận khách hàng mục tiêu, tối ưu chi phí tiếp thị nội dung hiệu quả. 
    • SEO và Content Marketing: Đây là một trong số những công cụ tiếp thị thương hiệu hiệu quả được nhiều công ty sử dụng. Nếu có chiến lược tối ưu SEO hiệu quả, kết hợp cùng nội dung sáng tạo, độc đáo sẽ giúp thương hiệu tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm Google, thương mại điện tử, mạng xã hội,... Qua đó nhiều khách hàng sẽ biết đến, tăng hiệu quả nhận diện lâu dài, đồng thời tạo ra số lượng khách mua hàng mới. 
    • PR trên các bênh Báo chính tống uy tín: việc đăng bài pr, các hình thức quảng cáo trên các nền tảng báo chí chính thống giúp tăng uy tín cho thương hiệu, khách hàng có lòng tin cao với thương hiệu, giúp khách hàng có nền tảng link bài, hình ảnh để giúp cho việc pr tốt hơn.
    • Trải nghiệm người dùng website: Các nội dung trong website thông thường đều thể hiện câu chuyện, thông điệp, giá trị và bộ nhận diện của thương hiệu. Nó là công cụ để thương hiệu giao tiếp với khách hàng, truyền thông và cung cấp, cập nhật thông tin. Do đó, các quảng cáo của thương hiệu đều mong muốn kéo lượt truy cập về website chính thức.

    Trong thời đại 4.0, shop có thể truyền thông thương hiệu bằng nhiều phương thức khác nhau như mạng xã

     

    Dr Thương hiệu _ Nguyễn Trung Hòa